Lực lượng hai bên Cuộc xâm lược Nam Tư

Lực lượng phe Trục

Tập đoàn quân số 2 Đức là mũi nhọn của cuộc xâm chiếm, cùng với các thành phần của Tập đoàn quân số 12, một cụm quân thiết giáp và một quân đoàn thiết giáp độc lập, phối hợp với hỗ trợ áp đảo của Không quân Đức Luftwaffe. 19 sư đoàn Đức, bao gồm 5 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới và 2 sư đoàn sơn chiến. Lực lượng Đức còn có 3 trung đoàn bộ binh độc lập trang bị đầy đủ và có sự yểm trợ của 750 máy bay. Các Tập đoàn quân số 2 và số 9 của Ý đóng góp tổng cộng 22 sư đoàn và 666 máy bay cho chiến dịch. Tập đoàn quân số 3 Hungary cũng tham gia cuộc xâm lăng, với sự hỗ trợ có sẵn của hơn 500 máy bay.

Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Nam Tư

Các lực lượng Nam Tư bao gồm hơn 33 sư đoàn thuộc Lục quân Hoàng gia Nam Tư (Vojska Kraljevska Jugoslavije, VKJ), 4 lữ đoàn không quân thuộc Không quân Hoàng gia Nam Tư (Vazduhoplovstvo Vojske Kraljevine Jugoslavije, VVKJ) với hơn 400 máy bay, và Hải quân Hoàng gia Nam Tư (Kraljevska Jugoslovenska Ratna Mornarica, KJRM) còn nhỏ yếu chủ yếu gồm 4 tàu khu trục và 4 tàu ngầm đóng căn cứ trên bờ biển Adriatic và vài tàu chiến nhỏ trên sông Danube. VKJ bị phụ thuộc nhiều vào việc vận chuyển bằng sức động vật kéo, vào thời điểm cuộc xâm chiếm nổ ra mới chỉ được tổng động viên một phần, và chỉ có 50 xe tăng có thể giao chiến ngang với xe tăng Đức. VVKJ được trang bị một loạt máy bay theo thiết kế của Nam Tư, Đức, Ý, Pháp và Anh, bao gồm không đến 120 máy bay tiêm kích hiện đại.

Trang bị và tổ chức

Các sĩ quan Nam Tư bị bắt làm tù binh, trước lúc bị đưa sang Đức.

Được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Lục quân Hoàng gia Nam Tư phần lớn vẫn được trang bị bằng vũ khí và vật dụng từ thời kỳ đó, mặc dù đã bắt đầu được hiện đại hóa phần nào bằng các trang bị và xe cộ của Séc. Trong khoảng 4.000 khẩu pháo, nhiều khẩu đã cũ và dùng ngựa kéo, nhưng cũng có khoảng 1.700 khẩu tương đối hiện đại, bao gồm 812 súng chống tăng 37 li và 47 li của Séc. Còn có khoảng 2.300 súng cối, trong đó có 1.600 khẩu 81 li hiện đại, cùng với 24 khẩu 220 và 305 li. Trong số 940 pháo phòng không, có 360 khẩu là loại 15 và 20 li theo mẫu của Séc và Ý. Toàn bộ những vũ khí này là đồ nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, có nghĩa chúng thường không có cơ sở sửa chữa và bảo trì thích hợp.[25] Những đơn vị cơ giới duy nhất là 6 tiểu đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc 3 sư đoàn kỵ binh, 6 trung đoàn pháo binh cơ giới, 2 tiểu đoàn xe tăng với 110 chiếc xe tăng loại Renault FT-17 thời Chiến tranh thế giới thứ nhất và 54 chiếc xe tăng hiện đại Renault R35 của Pháp, cộng với một đại đội xe tăng độc lập có 8 pháo tự hành chống tăng SI-D của Séc. Khoảng 1.000 xe vận tải quân sự đã được nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong những tháng ngay trước cuộc xâm lược.[3]

Xe tăng FT-17 của Nam Tư bị phá hủy.

Khi động viên toàn diện, Lục quân Hoàng gia Nam Tư có thể huy động 28 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh và 35 trung đoàn độc lập ra chiến trường. Một đơn vị lính dù độc lập cấp đại đội, được thành lập cuối năm 1939, nhưng chưa sẵn sàng chiến đấu.[26] Trong các trung đoàn độc lập, có 16 được bố trí tại các công sự dọc biên giới và 19 được tổ chức thành những trung đoàn kết hợp, gọi là "Odred", có quy mô một lữ đoàn tăng viện. Mỗi Odred có từ một đến ba trung đoàn bộ binh và một đến ba tiểu đoàn pháo binh, với ba đơn vị sơn chiến (alpine).[27] Thế nhưng cuộc tấn công của Đức đã nổ ra trong khi quân đội còn đang động viên dở dang, và chỉ có khoảng 11 sư đoàn là đã ở đúng vị trí phòng thủ dự kiến của mình tại thời điểm bắt đầu cuộc chiến. Người Nam Tư đã trì hoãn việc tổng động viên cho đến ngày 3 tháng 4 để tránh làm mất lòng Hitler.[2] Các đơn vị này có chỉ khoảng 70 đến 90 phần trăm sức mạnh thực tế do việc động viên đã không được hoàn thành. Lực lượng Lục quân Hoàng gia Nam Tư có vào khoảng 1.200.000 quân khi cuộc xâm lược của Đức được tiến hành[27].

Không quân Hoàng gia Nam Tư có 1.875 sĩ quan và 29.527 người thuộc các cấp bấc khác,[28] bao gồm khoảng 2.000 phi công,[29] với trên 450 máy bay ngoài tiền duyên ở trong nước (đáng chú ý là loại IK-3) có nguồn gốc từ Đức, Ý, Pháp và Anh, trong đó phần lớn là loại hiện đại. Lực lượng này được tổ chức thành 22 phi đội ném bom và 19 phi đội tiêm kích, những loại máy bay chính được dùng trong tác chiến, về tiêm kích gồm có 73 chiếc Messerschmitt Bf 109 E, 47 chiếc Hawker Hurricane I (phần nhiều được sản xuất hợp pháp tại Nam Tư), 30 chiếc Hawker Fury II, 11 chiếc Rogozarski IK-3 (cộng thêm nhiều chiếc đang chế tạo), 10 chiếc Ikarus IK-2, và 6 chiếc Rogozarski IK3 (cộng thêm cả số đang sản xuất); về ném bom có: 63 chiếc Dornier Do 17 K (bao gồm thêm 40 chiếc sản xuất có giấp phép), 2 chiếc Potez 63, 1 chiếc Messerschmitt Bf 110C-4 (bắt giữ được vào đầu tháng 4 do một sự cố điều hướng) và 1 chiếc Rogozarski R 313, 69 Dornier Do 17 K (trong đó có thêm 40 chiếc chế tạo hợp pháp), 61 chiếc Bristol Blenheim I (trong đó có khoảng 40 chiếc sản xuất hợp pháp) còn máy bay ném bom có 40 chiếc Savoia Marchetti SM-79 K. Các đơn vị trinh sát lục quân bao gồm 7 Nhóm với 130 máy bay ném bom hạng nhẹ Breguet 19Potez 25 đã lỗi thời.[30] Ngoài ra còn có khoảng 400 máy bay huấn luyện và bổ trợ. Các đơn vị Không quân Hàng hải bao gồm 75 máy bay chia làm 8 phi đội, được trang bị, trong số nhiều loại phụ trợ khác, 12 chiếc Dornier Do 22 K và 15 chiếc Rogožarski SIM-XIV-H được thiết kế tại địa phương và các tàu bay có phao tuần tra hàng hải.[31]

Máy bay của hãng hàng không Nam Tư Aeroput, bao gồm chủ yếu là 6 chiếc Lockheed Model 10 Electra, 3 chiếc Spartan Cruiser, và 1 chiếc de Havilland Dragon đã được huy động để tiến hành công tác vận tải cho không quân.[5]

Hải quân Hoàng gia Nam Tư được trang bị 1 tuần dương hạm hạng nhẹ cũ kỹ từng là của Đức (chỉ thích hợp cho công tác huấn luyện), 1 khu trục hạm hiện đại lớn chỉ huy đội tàu do Anh thiết kế, 3 khu trục hạm hiện đại do Pháp thiết kế (2 chiếc đóng tại Nam Tư cộng với một chiếc khác vẫn đang sản xuất), 1 tàu tiếp liệu cho thủy phi cơ, 4 tàu ngầm hiện đại (2 chiếc cũ hơn do Pháp đóng, 2 chiếc do Anh đóng) và 10 tàu phóng ngư lôi động cơ hiện đại (MTB), trong số các tàu thuyền cũ có 6 tàu phóng ngư lôi hạng trung từng là của hải quân Áo, 6 tàu rải mìn, 4 tàu chiến thiết giáp lớn trên sông và nhiều tàu phụ khác.[32]

Triển khai quân đội

Lục quân Hoàng gia Nam Tư được tổ chức thành 3 cụm Tập đoàn quân, cùng với các đội quân phòng thủ bờ biển. Cụm Tập đoàn quân số 3 là mạnh nhất với Tập đoàn quân số 3, Tập đoàn quân Địa phương số 3, các tập đoàn quân số 5 và 6 phòng thủ vùng biên giới với Romania, Bulgaria và Albania. Cụm Tập đoàn quân số 2 gồm các tập đoàn quân số 1 và số 2, phòng thủ khu vực nằm giữa Iron Gatessông Drava. Cụm Tập đoàn quân số 1 gồm tập đoàn quân số 4 và số 7, bao gồm chủ yếu là quân Croatia, đóng tại Croatia và Slovenia để phòng thủ biên giới với Ý, Đức (lãnh thổ Áo) và Hungary.[3][33] Sức mạnh của mỗi Tập đoàn quân ước tính hơi nhỉnh hơn so với một Quân đoàn.

Lục quân Hoàng gia Nam Tư được có cơ cấu cụ thể như sau:[34]

Một trong số 54 xe tăng Renault R35 mà lục quân Nam Tư đã mua lại của Pháp từ cuối thập niên 1930, đang tham gia cuộc tập trận năm 1940.
  • Cụm Tập đoàn quân số 3, trong phiên chế có:
    • Tập đoàn quân số 3, gồm 4 sư đoàn bộ binh và 1 odred kỵ binh;
    • Tập đoàn quân Địa phương số 3, gồm 3 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh cơ giới độc lập;
    • Tập đoàn quân số 5, gồm 4 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn kỵ binh, 2 odred và 1 trung đoàn pháo binh cơ giới độc lập;
    • Tập đoàn quân số 6, gồm 3 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn Cận vệ Hoàng gia (odred) và 3 odred bộ binh.
  • Cụm Tập đoàn quân số 2, trong phiên chế có:
    • Tập đoàn quân số 1, gồm 1 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn kỵ binh, 3 odred và 6 trung đoàn biên phòng;
    • Tập đoàn quân số 2, gồm 3 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn biên phòng.
  • Cụm Tập đoàn quân số 1, trong phiên chế có:
    • Tập đoàn quân số 4, gồm 3 sư đoàn bộ binh và 1 odred.
    • Tập đoàn quân số 7, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn kỵ binh, 3 odred sơn chiến, 2 odred bộ binh và 9 trung đoàn biên phòng.
  • Lực lượng dự bị chiến lược của "Bộ tư lệnh Tối cao" đóng tại Bosnia gồm có 4 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn bộ binh độc lập, 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn công binh cơ giới, 2 trung đoàn pháo binh cơ giới hạng nặng, 15 tiểu đoàn pháo binh độc lập và 2 tiểu đoàn pháo phòng không độc lập.
  • Lực lượng Quốc phòng Duyên hải, trên bờ biển Adriatic đối diện Zadar bao gồm 1 sư đoàn bộ binh và 2 odred, cộng thêm các lữ đoàn pháo đài và các đơn vị phòng không tại ŠibenikKotor.

Vào đêm trước của cuộc xâm lược, số lượng quần áo và giày dép có sẵn chỉ đủ cho khoảng chừng 2/3 các đội quân ngoài tiền tuyến và một phần nhỏ với các đạo quân khác, một số đồ tiếp tế thiết yếu khác hiện có chỉ đủ cho 1/3 quân ở tiền tuyến; đồ y tế và vệ sinh chỉ có thể dùng trong vài tuần lễ, và nguồn cung cấp thức ăn cho người và nuôi sống vật nuôi chỉ có đủ cho khoảng 2 tháng. Trong mọi trường hợp đều có rất ít, thậm chí là không có khả năng bổ sung đồ tiếp tế.[35]

Máy bay Do 17K của Không quân Hoàng gia Nam Tư

Ngoài các vấn đề trang thiết bị không đầy đủ và việc động viên không được hoàn chỉnh, Lục quân Hoàng gia Nam Tư còn bị tổn hại do mâu thuẫn Serbi-Croatia trong nền chính trị Nam Tư. Lực lượng kháng chiến của "Nam Tư" trong cuộc xâm lược đã sụp đổ chỉ trong ngày một ngày hai, và nguyên nhân chính là do không ai trong nhóm các dân tộc lệ thuộc như Slovenia, Croatia được chuẩn bị để chiến đấu trong hệ thống quốc phòng của nước Nam Tư do Serbia lãnh đạo. Ngoài ra, để người Slovenia không cảm thấy mình bị bỏ rơi, hệ thống phòng thủ đã được xây dựng tại biên giới phía bắc Nam Tư trong khi tuyến phòng thủ tự nhiên lại nằm xa hơn nhiều về phía nam, dựa trên các con sông Sava và Drina. Cuộc kháng chiến duy nhất có hiệu quả là của toàn thể các đơn vị Serbia trong phạm vi biên giới của Serbia.[36] Quân Đức tiến đến theo phía tây bắc từ Skopje đã bị cầm chân tại đèo Kacanik và mất nhiều xe tăng.[37] Nghiêm trọng nhất là vào ngày 10 tháng 4 năm 1941, hệ thống phòng thủ của Nam Tư đã bị tổn hại nghiêm trọng khi một số đơn vị thuộc tập đoàn quân số 4 và số 7 có người Croatia đã làm binh biến,[38] và cùng ngày hôm ấy một chính phủ mới thành lập của Croatia đã hoan nghênh quân Đức tiến vào Zagreb.[39] Bộ tổng tham mưu Serbia đã thống nhất về vấn đề coi Nam Tư là một "Đại Serbia", và bằng cách này hay cách khác, do Serbia cai trị. Vào đêm trước của cuộc xâm lược, có 165 tướng lĩnh trong danh sách tại ngũ của Nam Tư, trong đó gần như toàn bộ (chỉ trừ 4 người) đều là người Serbi.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc xâm lược Nam Tư http://books.google.com.au/books?id=4PgwCKQQP1gC http://books.google.com.au/books?id=4iqOAfXNrDcC http://books.google.com.au/books?id=8LwbMT2lrwAC http://books.google.com.au/books?id=zI77vuDI6_sC&d... http://books.google.ca/books?id=RaBh3kd2HoMC http://books.google.com/?id=A8X6UH58dlgC http://books.google.com/?id=fqUSGevFe5MC http://books.google.com/books?id=R8d2409V9tEC http://books.google.com/books?id=mMDfQqkq2_EC http://books.google.com/books?id=mXiSKULRN-oC&prin...